lienhe.cece@gmail.com

0984.310.321

EnglishVietnamese

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Home / Dịch vụ / GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Giấy phép môi trường là gì? Quy định của pháp luật về giấy phép môi trường như nào? Đối tượng nào phải lập giấy phép môi trường? Cùng tìm hiểu về Dịch vụ Giấy phép môi trường với Trung tâm CECE thông qua bài viết dưới đây: 

I. GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

(Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

giấy phép môi trường

II. ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG?

Các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường:

  • Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
  • Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.

(Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

giấy phép môi trường

III. THỜI HẠN THỰC HIỆN CỦA GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:

  • 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
  • 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
  • 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
  • Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).

(Khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

giấy phép môi trường

IV. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

4.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
  • Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

4.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

  • Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ;
  • Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bước 3: Kiểm tra thực tế tại cơ sở

  • Kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
  • Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;
  • Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
  • Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

(Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Bước 4: Cấp giấy phép môi trường

  • Nếu đáp ứng đủ điều kiện, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho tổ chức, doanh nghiệp.

giấy phép môi trường

V. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

5.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường

  • Các đự án, cơ sở đã được Bộ TN & MT phê duyệt báo cáo ĐTM;
  • Đồi tượng quy định tại Điều 39 Luật BVMT năm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh;
  • cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH.

5.2. UBND cấp tỉnh

  • Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường;
  • Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật BVMT nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
  • Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật BVMT đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ (trừ Bộ TN & MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) phê duyệt kết quả thẳm định báo cáo ĐTM.

5.3. UBND cấp huyện

  • Dự án, cơ sở quy định tại điều 39 Luật BVMT trừ dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND cấp tỉnh

(Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

VI. GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG BAO GỒM NHỮNG NỘI DUNG NÀO?

  • Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
  • Nội dung cấp giấy phép môi trường bao gồm:
    + Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
    + Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
    + Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
    + Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
    + Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

(Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung giấy phép môi trường).

VII. QUY ĐỊNH VỀ MỨC XỬ PHẠT KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Theo điều 11, Nghị định 45/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định liên quan đến giấy phép môi trường là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đồi với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lân mức phạt tiền đồi với cá nhân.

Vì phạm quy định/Đồi tượng UBND cấp huyện UBND cấp tỉnh Bộ Tài nguyên
Hành vi không có giấy phép môi trường 30 – 35 triệu đồng/cá nhân 150 — 170 triệu đồng/cá nhân 200 – 220 triệu đồng/cá nhân

Hành vi không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép môi trường

35 – 40 triệu đồng/cá nhân 170 — 200 triệu đồng/cá nhân 220 – 250 triệu đồng/cá nhân
Hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường chất thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định. 40 – 50 triệu đồng/cá nhân 400 — 500 triệu đồng/cá nhân 800 triệu – 1 tỷ đồng/cá nhân

VIII. NỘI DUNG CÔNG VIỆC LẬP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG MÀ CECE SẼ THỰC HIỆN KHI TƯ VẤN BAO GỒM NHỮNG GÌ?
A. Điều tra, khảo sát thực địa khu vực nhà máy
B. Lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
1. Mô tả các thông tin chung về cơ sở, đánh giá sự phù hợp với các Quy hoạch, khả năng chịu tải của môi trường
2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của nhà máy
3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường (nội dung đề nghị cấp phép với nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung)
4. Kế hoạch VHTN công trình xử lý chất thải và Chương trình quan trắc môi trường của nhà máy
5. Xây dựng báo cáo tổng hợp trình Bộ TN&MT
6. Chỉnh sửa, giải trình và hoàn thiện báo cáo theo ý kiến của các thành viên Tổ thẩm định, Biên bản họp
7. Lập báo cáo kết quả VHTN công trình bảo vệ môi trường
8. Chỉnh sửa, giải trình và hoàn thiện báo cáo theo ý kiến của các thành viên Đoàn kiểm tra, Biên bản kiểm tra
C. Tham vấn về giấy phép môi trường
1. Xây dựng mô hình phát tán chất ô nhiễm và tham vấn ý kiến của tổ chức chuyên môn về kết quả tính toán mô hình
2. Tham vấn ý kiến cơ quan QLNN quản lý công trình thủy lợi
D. Họp thẩm định cấp giấy phép môi trường
E. Kiểm tra, giám sát quá trình VHTN của Sở TNMT
F. Họp Đoàn kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

VIX. CÁC DỰ ÁN VỀ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG MÀ CECE ĐÃ THỰC HIỆN?

  • Công ty TNHH bao bì Tân Kim Cương. Địa chỉ: xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
  • Công ty CP TKC KRAFT. Địa chỉ: Lô C11 đến C16, đường số 3, KCN Hải Sơn (giai đoạn 3+4), xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hóa, tỉnh Long An.
  • Công ty cổ phần nhựa Hoa Việt. Địa chỉ: KCN Hoàng Mai I, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
  • Công ty TNHH IKI Cast Việt Nam. Địa chỉ: KCN Nội Bài, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • Công ty TNHH một thành viên Quỳnh Hằng – Hà Nam.
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn VAS Nghi Sơn. Địa chỉ: Khu Liên Hợp Gang Thép Nghi Sơn, KKT Nghi Sơn, Phường Hải Thượng, Thị xã Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
  • Công ty MTV Thép VAS An Hưng Tường. Địa chỉ: Khu 3, phường Tân Định, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
  • Công ty Công ty TNHH Chế tạo máy Citizen Việt Nam. Địa chỉ: KCN Nomura Hải Phòng, xã An Hưng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng.
  • Công ty TNHH Hợp Thành. Địa chỉ: KCN Nguyễn Đức Cảnh, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
  • Công ty TNHH Niwa Foundry Việt Nam. Địa chỉ: Lô A14-1, đường Trung tâm, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Xã Hoà Liên, Huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
  • Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh. Địa chỉ: 127 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Công ty TNHH Vina Ito. Địa chỉ: Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III, Phường Đồng Văn, Thị xã Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
  • Công ty Cổ phần Nhựa Đông Á. Địa chỉ: Khu Công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
  • Công ty Cổ phần APEC Quản Nam. Địa chỉ: phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Dịch vụ xin giấy phép môi trường của Trung tâm Kiểm định thiết bị môi trường hóa chất được thực hiện nhanh chóng, uy tín. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện hồ sơ môi trường khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt khu vực phía bắc đảm bảo sẽ làm hài lòng quý khách hàng khi đến với Trung tâm Kiểm định thiết bị môi trường hóa chất.

Quý doanh nghiệp đang cần tư vấn dịch vụ lập Giấy phép môi trường thì hãy liên hệ ngay với Trung tâm Kiểm định thiết bị môi trường hóa chất CECE để được tư vấn miễn phí và báo giá nhanh nhất.

———————————————————————————————————————————————–

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ MÔI TRƯỜNG HÓA CHẤT (CECE)

  • Địa chỉ: 29-F, ô đất A10, KĐT Nam Trung Yên, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
  • MST: 0109595179
  • VP. HN: Tầng 5 – Tòa nhà Generalexim 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, TP. HN.
  • VP. TP HCM: Số 569 đường QL1A, P. Thạnh Lộc, Q. 12, TP. HCM.
  • Website: cece.com.vn
  • Email: lienhe.cece@gmail.com   |   Hotline: 0984310321 / 0969.809.899
Danh mục bài viết

    0984.310.321